CÁCH ÂM CHỐNG ỒN CHO Ô TÔ THẬT SỰ CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Có nên làm cách âm chống ồn ô tô? Các lưu ý nhất định cần biết
Có nên làm chống ồn cho xe ô tô không? Làm tiêu âm – cách âm ô tô giá bao nhiêu? Khi làm cách âm chống ồn cần lưu ý điều gì? Để việc cách âm chống ồn đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên quan tâm đến hai yếu tố: vật liệu và phương pháp thi công !!!
Tiếng ồn ù tai gây khó chịu, mất tập trung… là tình trạng chung mà rất nhiều người đi xe ô tô gặp phải. Cứ tưởng sắm một em “xế hộp” là sẽ thoát khỏi cái ồn ào nơi đường phố tấp nập nhưng chỉ người dùng ô tô mới hiểu “đi ô tô cũng mang nỗi khổ riêng”.
Không như các dòng xe hạng sang luôn được nhà sản xuất đầu tư gia cố chống ồn, những dòng xe phổ thông thường có khả năng cách âm rất kém. Đây vốn là nhược điểm chung buộc phải chấp nhận, “xe càng rẻ độ ồn càng to”.
Nguyên nhân xe bị ồn
- Tiếng ồn từ xe: tiếng động cơ, tiếng ống xả, tiếng kêu các chi tiết khớp nối lắp ráp thân xe, tiếng vọng trong cabin xe, tiếng kêu từ các bộ phận đang gặp vấn đề (nếu có),…
- Tiếng ồn từ môi trường: âm thanh đường phố (hay tạp âm), tiếng gió, tiếng mưa…
- Tiếng ồn khi xe chạy: tiếng sỏi đá văng vào hốc bánh xe – gầm xe, tiếng lốp xe, mặt đường xấu…
Tại sao các hãng không cách âm cho xe?
Tốc độ tăng trưởng của thị trường ô tô tại Việt Nam đang cao. Nhằm cạnh tranh và tìm được chỗ đứng, các nhà sản xuất phải đưa ra một mức chi phí “chiều lòng – hợp ý” khách hàng. Để có một mức giá thành sản phẩm bán ra “phải chăng”, các nhà sản xuất chỉ chú trọng tập trung các yếu tố như vận hành, an toàn và tiện nghi, cắt bỏ bước thực hiện dán cách âm và tiêu âm cho xe ô tô.
Đó là lý do vì sao tiếng ồn xuất hiện trên xe ô tô, đặc biệt là các dòng xe tầm trung giá rẻ. Đối với các dòng xe này, việc cách âm hầu hết là do thiết kế có sẵn của xe và dĩ nhiên là khả năng cách âm kém, giảm thiểu tiếng ồn không đáng kể.
Cách âm chống ồn ô tô là gì?
Dán cách âm chống ồn là dán vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng lên những khu vực, vị trí dễ bị nhiễm âm trên thân vỏ xe như: trần xe, cánh cửa xe/ốp cửa, sàn xe, hốc bánh xe, nắp capo… Tuỳ vào đặc điểm từng vị trí sẽ sử dụng một hoặc kết hợp nhiều lớp vật liệu cách âm – tiêu âm phù hợp.
Vật liệu cách âm
Vật liệu là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả cách âm. Vật liệu kém chất lượng: nhanh chảy xệ, có mùi hôi, độ bám dính không tốt … sẽ không giúp cho việc cách âm đạt hiệu quả. Đó là còn chưa nói đến hậu quả sau này !!! Vật liệu có khối lượng quá nặng sẽ làm cho xe của bạn tăng cân vài chục kí. Vật liệu quá nhẹ, quá mỏng thì hiệu quả sẽ không cao.
Các vị trí thường làm cách âm chống ồn ô tô
Cách âm cho 4 cánh cửa
Hệ thống cửa xe ô tô là một trong những nơi quan trọng cần gia cố cách âm. Bởi phần lớn tạp âm từ bên ngoài lọt vào cabin xe qua các cửa. Nhưng đa số cửa xe của các dòng ô tô phổ thông đều không có vật liệu cách âm, cấu tạo chỉ đơn thuần gồm phần tôn vỏ xe và ốp nhựa. Điều này khiến tạp âm môi trường dễ lọt vào bên trong.
Cách âm sàn xe
Sàn xe cũng là nơi dễ bị nhiễm tiếng ồn. Một trong các nguyên nhân xe oto bị ồn nhiều đó là tiếng vọng từ gầm đi qua sàn xe. Tiếng vọng từ gầm phần lớn là tiếng gió, tiếng sỏi đá văng va đập vào gầm và đặc biệt là tiếng lốp ô tô.
Lót sàn cách âm ô tô khá phức tạp. Trước hết phải tháo toàn bộ ghế xe, mở luôn tấm nỉ phủ sàn xe. Sau đó dán tấm cách âm lên toàn bộ phần tôn của sàn xe. Khi thi công cách âm sàn – gầm xe hơi, với những dòng xe hatchback hay crossver/SUV tốt nhất nên dán cách âm luôn cho cả mặt sàn ở khoang hành lý và các vách hai bên phía sau.
Cách âm trần xe
Với trần xe cần gia cố song song cả cách âm và cách nhiệt. Bởi trần xe là nơi hấp thụ phần lớn nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời khiến nhiệt độ trong xe tăng cao, nhất là khi đậu xe lâu dưới trời nắng nóng.
Do đó, dán cách âm trần xe thường sẽ “một công đôi chuyện”, vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Dán cách âm trần xe cũng như sàn, cần mở hết lớp nỉ rồi sau đó dán cách âm lên mái tôn.
Chống ồn hốc lốp
Hốc lốp (hốc bánh xe) là nơi bắt nguồn tiếng vọng lốp cực kỳ khó chịu, nhất là khi xe chạy vào đường xấu, đường bê tông, chạy qua gờ giảm tốc… Có nhiều cách chống ồn hốc lốp như xịt phủ cao su non, dán chống ồn, lắp tấm nhựa che hốc bánh xe…
Cách âm nắp capo
Vật liệu cách âm khoang máy ô tô thường dùng loại có lớp nhôm để vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Bởi khoang động cơ khi làm việc thường rất nóng. Ngoài dán miếng cách âm cho vách ngăn nên gia cố thêm một miếng cách âm nắp capo. Điều này không chỉ giúp cách âm mà còn cách nhiệt cho khoang máy từ bên trên.
Cách âm ô tô giá bao nhiêu?
Vì là dịch vụ nên giá cách âm xe hơi hiện không có một mức cố định cụ thể. Giá cách âm chống ồn cho xe thường phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Hạng mục thực hiện (làm cách âm mỗi gầm xe, cửa xe, sàn xe, trần xe… hay trọn gói)
- Vật liệu cách âm sử dụng
Theo khảo sát chung, giá cách âm ô tô trung bình ở mỗi hạng mục hiện tại là:
Giá cách âm xe hơi cũng khác nhau theo từng dòng xe. Giá cách âm xe 5 chỗ cỡ nhỏ hạng A như Kia Morning, Hyundai i10… thường rẻ hơn so với các xe sedan 5 chỗ hạng B, C, D như Toyota Vios, Hyundai Accent… Còn dòng xe 5 chỗ gầm cao như Ford EcoSport, Mazda CX-5, Hyundai Tucson… giá cách âm sẽ cao hơn. Với xe 7 chỗ, giá cách âm chống ồn cho các xe phổ biến như Toyota Innova, Toyota Fortuner, Hyundai SantaFe… đa phần tương đương nhau.
HÌNH ẢNH THỰC TẾ CÁCH ÂM
CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ KIỆN Ô TÔ KHÁNH NGÂN
Hotline bán hàng và hỗ trợ: 0975.375.494
Địa chỉ gửi email báo giá: sieuthicamerahanhtrinh@gmail.com
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách Âm Chống Ồn Cho Ô Tô”